
Quy trình chế tác một tượng Phật sơn son thếp bạc

Nguyên liệu để tạc tượng thường là gỗ mít với đặc tính mềm, thớ dặm,ít nứt, dễ gọt, không bị cong vênh và có độ bền cao. Gỗ mít mua về được loại bỏhết phần giác, chỉ để lại phần lõi để tạc. Sau đó, người thợ dùng dây để đo thểtích và tiến hành cắt gỗ theo khối hình.
Các pho tượng to thường được tạc từng bộ phận rồi được ghép vớinhau nhờ các mộng và nghệ thuật sơn ta (sơn son thếp vàng).
Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Người thợ phải đụcphác thảo những khối mũ (nếu có), rồi trán, mũi, môi, tai… Sau khi đục phácthảo lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, người thợ sẽ đục chi tiết từngbộ phận – khâu quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành pho tượng. Khâu tiếptheo là gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loạiđục dẹt, mỏng để tách các chi tiết sao cho các mảng, các khối không dính vàonhau. Đây là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn.
Kỹ thuật sơn son thếp vàng tượng cũng kỳ công như nghệ thuật sơn mài. Đầu tiên, người thợ hom tượng bằng sơn trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sốngvà sơn thí. Sau mỗi công đoạn, tượng lại được mài bằng đá và nước. Việc sơn lênrồi lại mài đi cứ được tiến hành đến khi bề mặt tượng phẳng, nhẵn và mọng thìdùng một lớp sơn cầm thếp phủ lên. Khi sơn cầm thếp se (sờ tay thấy còn hơidính), sẽ tiến hành thếp bạc hoặc thếp vàng quỳ tùy theo yêu cầu của khách.
Tượng của Sơn Đồng nổi tiếng nhất là tượng giả cổ, phục vụ cho việctrùng tu chùa, đền, miếu và các di tích lịch sử, văn hoá trên khắp cả nước.
Để làm xong pho tượng to phải mất 40 công, còn tượng nhỏ khoảng 5- 10 công. Tạc tượng khó nhất ở chỗ người thợ phải thổi được hồn vào pho tượng,nhìn có dáng, khách trông thấy là nhận ra ngay là vị tượng nào…
QUY TRÌNH CHẾ TÁC ĐỒ THỜ
Quy trình chế tác đồ thờ gỗ
- Tạo mẫu sản phẩm: Người thợ Cả phải có tưởng về đồ vật mình định sản xuất ra và phải thể hiện bằng bản vẽ (gọi là tạo mẫu sản phẩm).
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu để làm đồ thờ gỗ thường là gỗ mít, ngoài ra còn có thể dùng gỗ dổi, gỗ vàng tâm,…
- Đo đạc và cắt gỗ theo khối hình: Thợ Ngang pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm.
- Chạm khắc theo mẫu sản phẩm: Do thợ Chạm khắc hay tiện thực hiện. Đầu tiên, người thợ phải có ý tưởng tạo mẫu hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa,“tứ quý” là hình hảnh của các cây Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Tiếp đến người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.
- Ghép thành hình sản phẩm: Tiếp đến người thợ Ngang và thợ Chạm cùng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào lau, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng (cồn, keo, sơn).
- Sơn và hoàn thiện sản phẩm: Sử dụng kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công, cho thấy trình độ tay nghề của người thợ thật đáng khâm phục.
