Phật Thích Ca và Phật A Di Đà khác nhau thế nào?

Ngày 28/03/2017 14,040 lượt xem

I. Phật A Di Đà với phật Thích Ca là hai hay là một?

Một số bài báo, nhà nghiên cứu cho rằng Phật A Di Đà có Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ Vạn, tuy nhiên những nhận định này chưa đầy đủ. Bài viết này nhằm mục đích để người vãn chùa phân biệt được đâu là tượng Phật A Di Đà và Phật Thích ca.

Có người nói:

Mô hình Phật Đài
Ngay cả Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, một Thiền viện rất lớn tại Việt Nam vẫn bị nhầm lẫn tượng Phật Thích Ca và Phật Dược Sư, Cho dù Thiền viện chỉ tôn thờ 1 vị Phật là Phật Thích Ca. Hình ảnh Mô hình Phật Đài cao 49 mét, do Thiền viện xây tại Hà Nội bị gắn nhầm Phật Dược sư lên.

Chư Phật đều giống nhau. Các Ngài vốn đã Vô Ngã, không còn chấp vào cái tên nữa. Do đó, Phật Thích ca cũng là Phật A Di Đà, Phật Di Đà cũng là Phật Thích Ca.
Chỉ có phàm phu mới còn chấp vào cái tên mà phân biệt Phật này, Phật kia.”

Nhiều bài báo, nhà nghiên cứu viết:

“Tượng Phật Thích Ca đắp y choàng qua cổ không có đắp y khoát vuông để trống trước ngực có chữ vạn. Ngược lại, tượng Phật Di Đà có đôi khi người ta tạc tượng Ngài ngồi tư thế kiết già và duỗi xoè bàn tay mặt. Y khoát cổ vuông và trước ngực có chữ vạn. Đó là hai nét chính khác với tượng Phật Thích Ca.”

Tham khảo: 

Tôn tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật lối Thiền tông
Tôn tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật lối Thiền tông
Tôn tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật lối Ấn độ
Tôn tượng Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật lối Ấn độ

Tuy nhiên, theo Kinh Bi Hoa ghi lại:

Quản lý CS Phúc Minh đảnh lễ trước Tượng Phật Thích Ca lối Gandhara (thế kỷ II CN) cao 1.28 mét, gỗ Hương, được chùa Phật giáo Nguyên thủy thỉnh đặt tại chánh điện.
Tượng Phật Thích Ca lối Gandhara (thế kỷ II CN) cao 1.28 mét, gỗ Hương, được chùa Phật giáo Nguyên thủy thỉnh đặt tại chánh điện.

Ðời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Tránh Niệm. Ngài có một quan Ðại thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Ðại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua pháp tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu.

Ðức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niêm: “Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?”.

Vua đảnh lễ Phật, quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Ðà ở cõi Tây phương Cực lạc.

Và theo Phật Thích Ca nói:

“Ðời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Ðế Chúng. Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:

“Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Ðà”.

Như thế, chúng ta biết rằng, Đức Phật A Di Ðà tiền thân là Thái tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Ðà.

Theo Wikipedia viết:

Tượng Phật thích ca cao 86cm, gỗ Hương triển lãm tại TP. HCM
Tượng Phật thích ca cao 86cm, gỗ Hương triển lãm tại TP. HCM

Theo truyền thuyết trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào hàng a tăng kỳ kiếp trước có vị vua tên là Thế Nhiêu sau khi nghe đức Phật Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng và đã thành Phật hiệu là A Di Đà (16 triệu 800 ngàn năm là một tiểu kiếp, 20 tiểu kiếp bằng 1 trung kiếp, 4 trung kiếp (thành, trụ, hoại, không) bằng một đại kiếp, một a tăng kỳ kiếp là 10140 kiếp (thường chỉ nói kiếp có nghĩa là đại kiếp)).

Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh.

Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm thịt nhìn như tóc xoắn ốc, đó là Nhục kế-1 trong 32 tướng siêu việt, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen.

Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quý, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỳ kheo, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha).

Như vậy để phân biệt đâu là Phật A Di Đà, đâu là Phật Thích Ca cần dựa vào Nhục kế, Tay bắt ấn, vị trí Tượng trên ban thờ. Hình dáng, Y phục cũng là một cách phân biệt tuy nhiên, mỗi quốc gia , mỗi Tông phái có thể có kiểu hình dáng, y phục khác nhau nên dễ nhầm lẫn.

Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ tôn thờ duy nhất Phật Thích Ca không có Phật A Di Đà. Còn theo Phật giáo Đại thừa và Tịnh độ tông nói đó là hai vị Phật riêng biệt và các Vị Phật khác cũng khác 2 Vị này.

  • Phật A Di Đà là giáo chủ của Tây Thiên Cực Lạc (an vui), còn phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta bà (đau khổ).
  • Phật Thích Ca là nhân vật có thực trong lịch sử (tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm), là người lập nên đạo Phật.

Theo kiến thức Tượng Phật pháp chúng tôi được học được và Theo Kinh Bồ Tát Thiện giới, Phẩm thứ hai mươi chín: 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp của Tất Cánh Địa có viết:

“Đức Phật thành tựu vô lượng, vô biên công đức nên đều có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp trong có dấu hiệu chữ Vạn trước ngực, có Nhục kế trên đỉnh đầu”.

Như vậy Đức Phật A di đà hay Phật Thích ca đều có chữ Vạn trước ngực.

Các nghệ nhân thể hiện tượng Phật rất đa dạng, tượng Phật ở mỗi quốc gia có thể mang hình dạng khác nhau.

II. Theo Dự Án, cách nhận biết như sau:

Theo từng Tông Phái, từng nền văn hóa, từng thời kỳ lịch sử thì Y phục của Đức Phật Thích Ca có thay đổi cho hòa hợp, do vậy Y Phục của Ngài có thể là quàng khăn, hở ngực.

Cách Phân biệt làm theo trình tự như sau:

  • Bước 1. Xem Tượng có bài trí theo Bộ hay không (xem hướng dẫn Phân biệt theo Bộ tượng bên dưới).
  • Bước 2. Xem Y phục, Dáng tượng và kết hợp với xem cách bắt Ấn của mỗi tượng (xem hướng dẫn Phân biệt theo tượng Lẻ bên dưới).

PHẬT A DI ĐÀ:

THƯỜNG BÀI TRÍ:

  • Theo Bộ tượng:

    • Bộ Di Đà Tam Tôn hay Tây Phương Tam thánh (gồm Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa tạng;
    • Bộ Tam Thế Phật lối Nhật Bản (gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược sư);
    • A Di Đà Ngũ Phật (gồm Phật A Di Đà, Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Long Thọ);
    • Phật A Di Đà và 25 vị Bồ Tát theo hầu, tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc.
  • Đơn lẻ:

    • Phật A Di Đà đứng hoặc ngồi tiếp dẫn (tay trái cầm bát sen, tay phải bắt ấn Tiếp dẫn);
    • Phật A Di Đà ngồi thiền (tay cầm bát sen);
    • Phật A Di Đà ngồi bắt ấn Di Đà.

VẺ BỀ NGOÀI: Tượng Tịnh độ tông từ Trung Quốc truyền về thường có Y khoát vuông, hở ngực (do hở ngực nên hở chữ Vạn), Nhục kế ở trước đầu. Tuy nhiên tượng Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Nepal thì thường không tuân theo nguyên tắc này.

Nội dung được edit bằng công cụ của Mona Media (xin kiểm tra bản quyền tại https://freelancervietnam.vn) version 2.6.3 – thời gian cập nhật: 10/11/2017 – 11:23

PHẬT THÍCH CA:

THƯỜNG BÀI TRÍ:

  • Theo Bộ tượng:

    • Bộ Sa Bà Tam thánh hay Ta Bà Tam Thánh (gồm Phật Thích Ca, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa tạng);
    • Bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh (gồm Phật Thích Ca, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền);
    • Bộ Phật Thích Ca và 2 Đệ Tử (gồm Phật Thích Ca, An nan, Ca Diếp);
    • Tung Tam Thế Phật (gồm Phật Thích Ca, Phật Nhiên Đăng, Phật Di Lặc);
    • Hoành Tam Thế Phật (gồm Phật Thích Ca, Phật Ca Diếp, Phật Di Lặc);
    • Bộ tượng Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo;
    • Hồng Danh Bảo Sam (Phật Thích Ca được thờ phụng chung với Thất Phật Dược Sư, hoặc 34 Đức Phật, hoặc 87 Đức Phật);
    • Thất Phật Mạn Đa La( gồm Thích Ca Mâu Ni Phật, Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật,Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Già Diệp Phật);
    • Mật Tông thờ phụng Đức Phật Thích Ca chung với tám vị Bồ Tát qua Đàn Pháp được xưng là Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La
  • Đơn lẻ:

    • Phật Thích Ca ngồi, 2 tay bắt ấn Thiền định đặt lên đùi.
    • Phật Thích Ca ngồi bắt Ấn Thí Vô Úy, ấn Dữ Nguyện, ấn Đắc Giáo Nghĩa, ấn Chuyển Pháp Luân, ấn Giáo Hóa, ấn Xúc Địa.
Diện Tượng Phật A Di Đà của CS Phúc Minh
Diện Tượng Phật A Di Đà của CS Phúc Minh

VẺ BỀ NGOÀI: Tượng Tịnh độ tông từ Trung Quốc truyền về thường có Y khoát vuông, hở ngực (do hở ngực nên hở chữ Vạn), Nhục kế ở trước đầu (thường thờ tại các chùa tại miền Bắc).

Tượng theo lối Thiền tông (thờ phổ biến tại các chùa tại miền Nam, một số chùa Thiền tông) thì Y là lớp áo quấn qua ngực và không hở ngực (không hở ngực nên không hở chữ Vạn), Nhục kế là khối xương nhô lên ở đỉnh đầu).

Bài viết chỉ chia sẻ kiến thức về tượng Phật A Di Đà và Phật Thích Ca dáng người lớn và giống nhau trong các chùa (không đề cập về tượng Phật đản sinh, Phật niết bàn, Phật Thích Ca Tuyết sơn, Phật ngủ, Phật Thích Ca lối Phật giáo Nguyên thủy).

Bài viết dựa trên Kiến thức của Dự Án nên còn thiếu sót, mong được thông cảm.

Chúng tôi mạo muội giới thiệu Tượng Phật được tạo dựa trên kiến thức Tượng Phật pháp của Dự Án.

Tuong-Phat-dep

Tượng Phật Thích Ca lối Gandhara (thế kỷ II CN) cao 1.28 mét, gỗ Hương, được chùa Phật giáo Nguyên thủy thỉnh đặt tại chánh điện.
Tượng Phật Thích Ca lối Gandhara (thế kỷ II CN) cao 1.28 mét, gỗ Hương, được chùa Phật giáo Nguyên thủy thỉnh đặt tại chánh điện.
Tượng Phật thích ca cao 86cm, gỗ Hương triển lãm tại TP. HCM
Tượng Phật thích ca cao 86cm, gỗ Hương triển lãm tại TP. HCM
Tôn tượng Phật Thích ca theo lối Nhật Bản, sử dụng yếu tố văn hóa lịch sử Việt Nam là Rồng lá đề thời Lý, Sư tử vương Đại Việt. Tôn tượng cao tổng thể 1.17 mét, gỗ Hương
Tôn tượng Phật Thích ca theo lối Nhật Bản, sử dụng yếu tố văn hóa lịch sử Việt Nam là Rồng lá đề thời Lý, Sư tử vương Đại Việt. Tôn tượng cao tổng thể 1.17 mét, gỗ Hương
Đầu tượng Phật Thích ca và Đầu tượng Phật A di đà cao 21cm
Đầu tượng Phật Thích ca và Đầu tượng Phật A di đà cao 21cm
Tượng Phật Thích ca cao 3m, gỗ Dâu đang được hoàn thiện
Tượng Phật Thích ca cao 3m, gỗ Dâu đang được hoàn thiện