Phục chế Tượng Bồ Tát Địa tạng thế kỷ 13 mạ vàng dưới lòng bàn chân tại Nhật Bản

Ngày 24/02/2016 2,224 lượt xem

Các chuyên gia đang làm công tác phục hồi một bức tượng Phật bằng gỗ có từ thế kỷ thứ 13 đã rất ngạc nhiên khi di chuyển bức tượng khỏi bệ đỡ. Họ phát hiện lòng bàn chân của bức tượng Địa Tạng Bồ Tát này đều được mạ vàng, chi tiết này cho thấy sự tinh tế và khéo léo của các nghệ nhân thời Kamakura (1192-1333).

Bức tượng Địa Tạng Bồ Tát là hình ảnh tiêu biểu tại chùa Hashidera Hojoin, trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng Bồ Tát là vị thần giám hộ của trẻ em và du khách. Bức tượng cao 1,93 mét và đã được công nhận là tài sản văn hóa quốc gia.

Theo quan sát, ban đầu các chi tiết sẽ được mạ một lớp vàng sau đó những người thợ thủ công sẽ quét một lớp sơn nữa để màu sắc rực rỡ hơn.

Bức tượng đã được di dời khỏi vị trí cũ để các chuyên gia bắt đầu làm việc ngăn chặn tình trạng bong tróc sơn.

Theo nhà chùa, có thể đây là lần đầu tiên bức tượng được di chuyển ra khỏi bệ đỡ vì không phát hiện tài liệu nào ghi lại một dự án tương tự trong quá khứ.

bai 167

Các công nhân cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện các khớp mộng để cố định bức tượng vào chân đế được làm rất công phu bằng gỗ sơn mài đen.

“Có thể những người thợ thủ công đã cắt các góc”, một chuyên gia về sửa chữa và khôi phục các tài sản văn hóa quốc gia ở Kyoto, người đã tham gia vào dự án này tháng trước cho biết. Việc phủ sơn lòng bàn chân bức tượng là một minh chứng cho thấy sự tỉ mỉ và cầu toàn trong từng chi tiết của các nghệ nhân thời xưa.

Sau khi công trình khôi phục hoàn thành, bức tượng Địa Tạng Bồ Tát sẽ lại có hình ảnh rực rỡ giống như nhiều thế kỷ trước.

Mặc dù trước đây bức tượng không được trưng bày, nhưng nhà chùa đang cân nhắc việc sẽ cho công chúng có cơ hội chiêm bái bức tượng.

“Mặc dù mọi người sẽ không nhìn được lòng bàn chân của bức tượng, nhưng họ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của bức tượng qua màu sơn”, nhà sư trụ trì chùa cho biết.